Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Chặt phá cây xanh đô thị sẽ bị xử lý như thế nào?
Thực hiện trong lĩnh vực tư vấn cảnh quan, chủ yếu là các công trình dự án cây xanh công cộng làm mình khá nhạy cảm với việc chặt, phá hoại cây xanh đô thị.
Bởi để trồng được một cây xanh đô thị tới khi trưởng thành mang lại giá trị thì không chỉ bản thân nó phải trải qua thời gian dài để phát triển với những tác động của môi trường bên ngoài tự nhiên cùng với bao nhiêu công chăm sóc của những anh chị công nhân cây xanh. Mà nó còn phải trải qua một khoảng thời gian dài với các bước thủ tục đầu tư từ việc cấp phát nguồn vốn, tư vấn thiết kế cho đến thi công rồi mới có được nó.
Mỗi một cây xanh đô thị được trồng đều mang cho mình một ý nghĩa, sứ mệnh riêng, hi vọng mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ lấy nó bằng tâm của mình chứ không phải vì những hình phạt được quy định.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa như sau:
Điều 54. Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;
b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.